Vùng đất kỳ lạ, nơi tôm hùm lại trở thành món ăn “hạng bét“, rẻ hơn cả rau ngoài chợ

    Được thiên nhiên ban tặng cho những sản vật phong phú nhưng vì thiếu thốn cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật khiến một bộ phận người dân ở châu lục này chưa thể tận dụng được lợi thế trời ban.

    Hải sản rõ ràng là đặc sản ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Tuy nhiên, hải sản có một đặc thù là cần phải được bảo quản đúng cách để chúng có thể "tươi sống", giúp người thưởng thức tận hưởng hương vị. Những vấn đề xảy ra trong việc bảo quản, lưu trữ và vận chuyển sẽ khiến hải sản mất nhiều giá trị.

    Tại những ngôi làng ven biển ở châu Phi, vốn khá xa xôi, hẻo lánh, hải sản đánh bắt được lại chỉ có thể tiêu thụ trong ngày nếu không muốn biến chúng trở thành món hàng vô giá trị.

    Chính vì thế, ở rất nhiều vùng đất châu Phi, hải sản trở thành món hàng đặc thù mà người dân gần như không có cơ hội được thưởng thức. Tuy nhiên, ở những vùng ven biển của châu lục này, hải sản lại trở thành món hàng mà họ còn chẳng muốn ăn bởi chúng quá… nhiều.

    Ngoài ra, các kỹ thuật nấu nướng ở châu lục này cũng chưa được "ưu việt" như phần còn lại của thế giới. Điều đó khiến những thực phẩm, vốn được coi như sơn hào hải vị ở nhiều nơi, lại chỉ là những món ăn không mấy hấp dẫn ở đây. Nó cũng khiến người dân không mấy mặn mà với món thực phẩm này.

    Trong khi đó, khí hậu nóng ở châu Phi khiến hải sản dễ dàng bị biến chất khi không được bảo quản đúng cách. Khi đó, chúng không chỉ trở thành món thực phẩm không ngon mà còn kém hiệu quả kinh tế hơn rất nhiều so với các loại sản vật có thể bảo quản được lâu hơn và dễ dàng hơn.

    Cuối cùng, người châu Phi không quá coi trọng hải sản. Không giống như phần còn lại của thế giới, tôm hùm hay bất cứ món sản vật biển nào khác cũng chỉ là những món ăn bình dân trong mắt người dân châu Phi. Chính vì thế, chúng được bán với giá rẻ còn hơn rau ở chợ.

    Tập hợp những vấn đề này, tôm hùm hay các loại hải sản khác đều kém hấp dẫn ở châu Phi. Thậm chí, chúng còn trở thành món ăn cho những gia đình không có điều kiện. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa khiến nguồn lợi thủy sản dồi dào ở châu lục này chưa được khai thác hợp lý và sinh lời cho người dân bản địa.

    Nguồn: Tổng hợp

    create

    Minh Phương / markettimes.vn

    Nguồn: https://markettimes.vn/vung-dat-ky-la-noi-tom-hum-lai-tro-thanh-mon-an-hang-bet-re-hon-ca-rau-ngoai-cho-6276.html

    Ngôi nhà “cứng đầu” giữa phố, gia chủ đòi đền bù gần 350 tỷ đồng cùng 6 căn nhà mới di dời: Cuối cùng nếm kết đắng ngậm ngùi chấp thuận

    Ngôi nhà “cứng đầu” giữa phố, gia chủ đòi đền bù gần 350 tỷ đồng cùng 6 căn nhà mới di dời: Cuối cùng nếm kết đắng ngậm ngùi chấp thuận

    timer15/04/2023

    Câu chuyện về những ngôi nhà “cứng đầu” nhất quyết không chịu di dời khiến nhiều người quan tâm và chú ý. Ở Trung Quốc nhiều năm qua vẫn luôn tồn tại nhiều “căn nhà đinh” ương ngạnh nhất định không chịu phá dỡ dù gây cản trở mạnh mẽ tới mỹ quan và giao thông đô thị. Căn nhà của người đàn ông tên Zhang Xinguo tại Thượng Hải, Trung Quốc chính là 1 trong những ví dụ điển hình trong câu chuyện này.

    Nguồn gốc COVID-19: Trung Quốc công bố dữ liệu giật mình từ chợ Vũ Hán

    Nguồn gốc COVID-19: Trung Quốc công bố dữ liệu giật mình từ chợ Vũ Hán

    timer11/04/2023

    Các nhà khoa học Trung Quốc tìm thấy tỉ lệ cao các mẫu môi trường dương tính với SARS-CoV-2 ở khu bán nhiều động vật hoang dã của ngôi chợ ở Vũ Hán, cho thấy khả năng virus tồn tại ở nhiều người và động vật chứ không chỉ liên quan đến con lửng chó.

    Thổ Nhĩ Kỳ truy cứu trách nhiệm sau động đất, hơn 100 người bị buộc tội

    Thổ Nhĩ Kỳ truy cứu trách nhiệm sau động đất, hơn 100 người bị buộc tội

    timer13/02/2023

    Những người bị giam giữ bị truy tố với các cáo buộc từ vi phạm quy tắc xây dựng đến ngộ sát.

    Trung Quốc công bố gần 60.000 ca tử vong liên quan COVID-19 trong tháng qua

    Trung Quốc công bố gần 60.000 ca tử vong liên quan COVID-19 trong tháng qua

    timer14/01/2023

    59.938 là số ca tử vong liên quan đến COVID-19 tại các bệnh viện ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 8-12-2022 đến 12-1-2023, được Ủy ban Y tế quốc gia công bố ngày 14-1.